Đi đâu, ăn gì khi du xuân trên đất Ninh Bình?
Ninh Bình nổi tiếng với rất nhiều danh lam thắng cảnh và những điểm đến tâm linh nổi tiếng. Vì vậy mà nơi đây luôn thu hút du khách đến tham quan và chiêm bái quanh năm, nhất là vào dịp đầu xuân – mùa của lễ hội với rất nhiều hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi.
Đi đâu?
Đầu năm là thời điểm của những cuộc hành hương để cầu nguyện, ước muốn. Vậy nên, nếu về Ninh Bình, du khách không thể bỏ qua các điểm đến tâm linh nức tiếng sau đây:
1.Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính (xã Gia Sinhh, huyện Gia Viễn) luôn là điểm đến “hút” khách vào mỗi dịp xuân về. Đây là một quần thể lớn bao gồm nhiều công trình được xây dựng trong một thời gian dài từ năm 2003 đến năm 2010, trong đó, công trình kiến trúc lớn nhất là Tam Thế Sảnh, cao tới 34m ở sườn mái và có chiều dài hơn 59m. Tiếp đến là chùa Bái Đính với quy mô khổng lồ, khác hẳn với những ngôi chùa Phật giáo khác ở Việt Nam. Du Xuân về đây, du khách còn được tham gia lễ hội chùa Bái Đính kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 (Âm lịch). Sau phần lễ hội với các nghi thức truyền thống, du khách sẽ được tham gia rước kiệu, viết thư pháp, được chơi các trò chơi dân gian và thăm thú các hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca Trù Ninh Bình…
-
Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư – nơi từng là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam. Đây là quê hương của anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh – người đã thống nhất đất nước sau khi dẹp loạn 12 sứ quân vào năm 968. Trải qua 42 năm tồn tại, cố đô Hoa Lư đã chứng kiến sự thăng trầm của 3 triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý và nhà Trần. Vào năm 2010, kinh đô đã chuyển về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một chương mới cho lịch sử Việt Nam. Chính vì vậy mà lễ hội Hoa Lư là lễ hội lớn nhất tỉnh Ninh Bình và được công nhận là lễ hội truyền thống cấp quốc gia vào năm 2015. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 9 đến ngày 11 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành và cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Điểm nổi bật nhất của lễ hội này chính là phần rước nước truyền thống vì nó biểu hiện mối liên hệ mật thiết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cả cộng đồng.
-
Quần thể danh thắng Tràng An
Được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”, quần thể danh thắng Tràng An là một điểm đến du lịch được Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng bởi ở đó hội tụ rất nhiều di tích văn hóa (đền Trình, đền Tứ Trụ, đền Trần, phủ Khống; Hành cung Vũ Lâm, đền Cao Sơn, đền Suối Tiên…) và các danh lam thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, có giá trị khảo cổ rất lớn (Hang Địa Linh, Hang Nấu Rượu, Hang Ba Giọt, Hang Sính, Hang Si, Hang Bói, Phim trường ‘Kong: Skull Island’). Đặc biệt, nếu đến với quần thể du lịch này vào mùa xuân, du Khách còn được tham gia lễ hội Tràng An (hay còn gọi là Lễ hội Đức Thánh Quý Minh Đại Vương). Theo truyền thuyết dân gian, Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một trong 3 anh em – 3 vị tướng đã được phong thánh (Đức thánh Tản Viên, Đức thánh Cao Sơn và Đức thánh Quý Minh), là người có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng thứ 18. Ngài là một “Thượng đẳng thần”, được các đời vua qua nhiều triều đại ban chiếu sắc phong, được nhân dân khắp nơi thờ phụng, trở thành Thành Hoàng làng ở nhiều nơi. Lễ hội là chuỗi hoạt động văn hóa du lịch gắn liền với tín ngưỡng thờ các vị thần núi trong Hoa Lư Tứ Trấn và sùng bái thiên nhiên của cư dân người Việt. Lễ hội được tổ chức vào ngày 17 – 19/3 (Âm lịch) hàng năm với quy mô hoành tráng tại quần thể Khu du lịch Tràng An – Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2014. Đến với lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào không gian tâm linh đặc sắc với nhiều hoạt động thú vị, trong đó ấn tượng nhất là nghi lễ dâng rước kiệu và rước chân nhang từ đền Trần về đến Suối Tiên. Sau đó du khách sẽ được hòa mình vào dòng người tham gia lễ rước nước và dâng hương tại Suối Tiên. Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả ở lễ hội này chính là cảnh rước thuyền và múa rồng hoành tráng trên sông mà không nơi nào có được.
Ăn gì?
Sau những cuộc hành hương về với các điểm đến tâm linh, du khách sẽ có nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống và quan trọng hơn là mong muốn được thưởng thức những đặc sản của vùng đất Hoa Lư và mua làm quà tặng cho người thân, bạn bè của mình. Vậy đặc sản đó là gì? Hãy cùng điểm danh nhé.
-
Cơm cháy Ninh Bình
Dù không phải là “cao lương mỹ vị” nhưng trong danh sách đặc sản Ninh Bình thì cơm cháy luôn được xếp đầu tiên bởi bí quyết chế biến riêng biệt, tạo nên hương vị thơm ngon, giòn rụm mà các loại cơm cháy trên thị trường không thể có được. Đó cũng là lí do mà sản phẩm này luôn được đông đảo du khách yêu thích và thường mua làm quà tặng trong những lần về với vùng đất cố đô.
-
Thịt dê núi
Món đặc sản ở Ninh Bình phải kể đến tiếp theo, đó chính là thịt dê núi. Bởi ở vùng này, dê được chăn thả trên những ngọn núi nên thịt dê rất săn chắc, ngọt thơm. Với nhiều cách chế biến khác nhau, du khách có thể thưởng thức dê ủ trấu, dê tái chanh, dê xào lăn, dê tương gừng… tùy theo sở thích của mình và có thể mua về nếu có nhu cầu.
-
Gỏi cá Nhệch
Gỏi Nhệch cũng là một đặc sản nổi tiếng ở Ninh Bình mà ai đã ăn một lần cũng đều nhớ mãi. Vì còn gì thú vị hơn là được chậm rãi thưởng thức những sợi gỏi mát lành, dai dai được gói gém cùng các loại rau gia vị và hương chẻo ngọt bùi sau những cuộc hành hương không nghỉ. Đây cũng là đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại không bị tăng cân khi ăn nhiều nên ai cũng có thể ăn được, ngay cả những người bị huyết áp, tiểu đường và dạ dạ dày mãn tính.
-
Nem chua Yên Mạc
Được chế biến kỳ công, nem chua Yên Mạc khi ăn kèm với các loại lá sung, rau thơm, lá mơ, lá ổi và chấm cùng nước mắm chanh, tỏi, ớt thì đây chính là món khoái khẩu không thể bỏ qua khi về Ninh bình. Điều đặc biệt nữa là, khác với các loại nem trên thị trường, nem chua ở đây được làm từ thịt mông tươi thái mỏng, dập nhỏ rồi trộn chung với bì lợn và thính, muối để lên men nên đã ăn một lần thì đều không thể nào quên được. Đặc sản này luôn được du khách mua nhiều để làm quà tặng mỗi khi có dịp về với vùng đất Ninh Bình.
-
Miến lươn
Thường trên các bàn ăn của thực khách ở các nhà hàng Ninh Bình thì bao giờ cũng có đặc sản món miến lươn ăn với nước dùng được nấu từ xương lươn và xương ống. Đây là món ăn dân giã nhưng lại rất được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao và rất dễ ăn, dễ hấp thụ. Sẽ ngon hơn khi miến lươn được ăn kèm với với hoa chuối thái sợi bởi sự hòa quyện giữa các loại hương vị luôn tạo nên sức hấp dẫn riêng cho món ăn này.
Đến đây, nếu còn băn khoăn không biết đi đâu để được thưởng thức những đặc sản kể trên thì hãy bỏ túi ngay địa chỉ lý tưởng của nhà hàng Vũ Bảo tại Ninh Bình để được dừng chân và thưởng thức những món ngon khi về Du Xuân đất Cố Đô:
VŨ BẢO KIM SƠN ( gần nhà thờ đá phát diệm)
Địa chỉ: SN 6A, TT Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình
Số điện thoại liên hệ: 0886.505.58
VŨ BẢO NINH BÌNH
Địa chỉ: 86 Lương Văn Tụy kéo dài, Tân Thành, Thành phố Ninh Bình, Ninh Bình – (Cách phố cổ Hoa lư 1km)
Số điện thoại liên hệ: 0985.800.535
VŨ BẢO TAM ĐIỆP
Địa chỉ: Đồi Dù, Trung Sơn, TP Tam Điệp, Ninh Bình
Số điện thoại liên hệ: 0916.863.335
Với thương hiệu gần 30 năm xây dựng cùng hệ thống 7 nhà hàng được trải dài từ Thanh Hóa – Ninh Bình – Hà Nội, Vũ Bảo Ninh Bình chắc chắc sẽ làm hài long du khách không chỉ bởi luôn có sẵn nguồn đặc sản chính hiệu và nhiều món ăn ngon nổi tiếng mà còn bởi sự nhiệt tình, hiếu khách của đội ngũ nhân viên phục vụ và một không gian rộng rãi đậm chất “Country Style” khiến cho thực khách đã đến là nhớ, đã ăn là quen và luôn mong muốn quay trở lại khi có dịp về với vùng đất này.
Đặt hàng xin vui lòng gọi đến hotline nhà hàng hoặc để lại thông tin: Tại đây
Vũ Bảo sẽ ngay lập tức liên hệ với Bạn!